ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA VIII, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 432/QĐ-UBND,

ngày 06 tháng 3 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi

1. Tên tiếng Việt: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn.

2. Tên tiếng Anh: Lang Son Arts - Literature Association.

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

1. Tôn chỉ: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn (sau đây gọi tắt là Hội) là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tập hợp đoàn kết những người hoạt động trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật (nghiên cứu, lý luận, phê bình, sưu tầm, sáng tạo, biểu diễn ...) và những người có tâm huyết với sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tự nguyện tham gia.

2. Mục đích: Nhằm mục đích tập hơp đoàn kết hội viên, tập hợp tổ chức, công dân có tâm huyết với sự nghiệp văn học nghệ thuật; góp phần vào sự nghiên cứu, lý luận, phê bình, sưu tầm, sáng tạo, biểu diễn… cho sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở

1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn phê duyệt.

2. Trụ sở Hội: Số 03, đường Trần Hưng Đạo, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Điều 4. Phạm vi hoạt động

1. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn hoạt động trong phạm vi tỉnh Lạng Sơn trên lĩnh vực Văn học Nghệ thuật.

2. Hoạt động của Hội chịu sự quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội hoạt động theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hội có mối quan hệ với các tổ chức chính trị xã hội; Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

1. Hội hoạt động tự nguyện, tự quản.

2. Dân chủ, công khai, minh bạch.

3. Tự đảm bảo kinh phí hoạt động và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.

4. Không vì mục đích lợi nhuận.

5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

Chương II

QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ

         Điều 6. Quyền hạn của Hội

1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội.

2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.

          3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức trực thuộc Hội, của hội viên trước pháp luật khi tổ chức, hội viên có yêu cầu phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.

          4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan Nhà nước về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

          5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

          6. Được vận động tiếp nhận các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước cho việc nghiên cứu lý luận, phê bình, dịch thuật, sưu tầm, sáng tạo, biểu diễn, trưng bày triển lãm các tác phẩm văn học nghệ thuật theo quy định của pháp luật.

          7. Được quan hệ với các tổ chức quốc tế các quốc gia, cá nhân nước ngoài trong việc liên kết, giao lưu, trao đổi, kinh nghiệm về lĩnh vực văn học nghệ thuật và tiếp nhận các nguồn tài trợ của nước ngoài theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.

          8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.

          9. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.

          10. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.

       11. Được đề nghị với cơ quan Nhà nước các cấp khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển Hội theo quy định.

          Điều 7. Nhiệm vụ

1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo tôn chỉ, mục đích Điều lệ Hội đã được phê duyệt. Thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hóa văn nghệ. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

2. Tập hợp, đoàn kết hội viên, tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung trong lĩnh vực văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh để phát huy mọi khả năng tiềm năng, chuyên môn nghiên cứu, lý luận, phê bình, sưu tầm, sáng tạo biểu diễn các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị nội dung, nghệ thuật cao của Hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

3. Phát triển, bồi dưỡng các tài năng văn học nghệ thuật trong tỉnh, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp di sản văn hóa của Việt Nam và của tỉnh; phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, nâng cao nghề nghiệp, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.

4. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật; tham gia với các cơ quan hữu quan khác, bảo tồn, chấn hưng, phát triển truyền thống văn học nghệ thuật trong tỉnh, trong nước có giá trị nội dung, nghệ thuật cao và tinh hoa văn hóa thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân.

5. Đẩy mạnh các sinh hoạt học thuật, lý luận, phê bình để nâng cao trình độ nghề nghiệp; phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan, đặc biệt là cơ quan quản lý văn hóa, thông tin, tranh thủ sự giúp đỡ của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam và các Hội chuyên ngành Trung ương để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Hội.

6. Liên kết với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế, các Hội nghề nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình, phát thanh trong tỉnh để tổ chức các chương trình hoạt động văn hóa văn nghệ; vận động, tranh thủ mọi nguồn tài trợ để đầu tư cho nghiên cưu, lý luận, phê bình, sưu tầm, sáng tạo, biểu diễn, trưng bày triển lãm các tác phẩm văn học nghệ thuật có nội dung, nghệ thuật cao, phản ánh về đất nước con người Lạng Sơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

7. Tư vấn, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông về những chủ trương, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người hoạt động văn học nghệ thuật, các tài năng văn học nghệ thuật trẻ và tài năng văn học nghệ thuật là người dân tộc thiểu số trong tỉnh.

8. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm tuyên truyền, trao đổi nghề nghiệp và giới thiệu những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị nội dung, nghệ thuật cao.

9. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.

10. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hội.

11. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng tôn chỉ, mục đích theo nguyên tắc công khai, minh bạch và quy định của pháp luật.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Chương III

HỘI VIÊN

Điều 8. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên

$11.     Hội viên chính thức

Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn là những công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trútại tỉnh Lạng Sơn, có tâm huyết với hoạt động văn học nghệ thuật các chuyên ngành: sáng tác, biểu diễn, quản lý, lý luận, phê bình, sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật… tự nguyện xin gia nhập Hội, được Thường trực Hội xem xét báo cáo Ban Chấp hành Hội quyết định.

2. Hội viên tán trợ và hội viên danh dự

a) Hội viên tán trợ: Là những cá nhân không đủ điều kiện là hội viên của Hội nhưng có những đóng góp về tiền, tài sản, công sức cho Hội thì được Thường trực Hội xem xét quyết định công nhận là "hội viên tán trợ".

b) Hội viên danh dự: Là những cán bộ đã tham gia vào công tác lãnh đạo Hội hoặc lãnh đạo các tổ chức, các sở, ban, ngành có uy tín và có nguyện vọng tham gia vào Hội mà không có điều kiện trở thành hội viên chính thức thì được Thường trực Hội xem xét mời làm "hội viên danh dự".

3. Tiêu chuẩn hội viên

         a) Có đơn xin gia nhập Hội.

        b) Có 05 (năm) tác phẩm cùng thể loại đã được xuất bản, dàn dựng, biểu diễn hoặc có 01 (một) công trình sáng tạo, nghiên cứu, dịch thuật.

         c) Có sơ yếu lý lịch và bản tóm tắt quá trình hoạt động văn học nghệ thuật. (Bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan hoặc địa phương).

         d) Có 02 (hai) hội viên cùng chuyên ngành giới thiệu.

         đ) Về tuổi đời: Hội viên kết nạp lần đầu, nam không quá 65 (sáu mươi năm) tuổi, nữ không quá 60 (sáu mươi) tuổi. (Trừ trường hợp tác giả có thành tựu sáng tạo VHNT đặc sắc, được các cơ quan xuất bản, các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành ghi nhận sẽ được đặc cách xét kết nạp hội viên).

         e) Trường hợp các hội viên Chuyên ngành Trung ương và hội viên các tỉnh khác về công tác tại tỉnh Lạng Sơn, có nguyện vọng gia nhập Hội phải được các Hội đó giới thiệu và được Thường trực Hội xem xét báo cáo Ban Chấp hành trong phiên họp gần nhất để quyết định.

Điều 9. Quyền của hội viên

1. Được cấp thẻ hội viên

2. Được thảo luận dân chủ, góp ý kiến, xây dựng các nghị quyết, chương trình công tác của Hội, Chi Hội, chất vấn, kiến nghị lên các cấp của Hội; góp phần kiểm tra các hoạt động của Hội.

3. Được bầu cử, ứng cử, đề cử vào các chức danh lãnh đạo Hội.

4. Được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.

5. Được cung cấp thông tin cần thiết về văn học nghệ thuật, Tạp chí và các tài liệu do Hội xuất bản.

6. Được Hội xem xét, lựa chọn cử đi tham quan, học tập trong nước và nước ngoài khi Hội có điều kiện.

7. Được Hội bảo vệ quyền lợi chính trị, quyền lợi hoạt động nghề nghiệp hợp pháp; được giúp đỡ về vật chất, tinh thần theo khả năng của Hội.

8. Được giới thiệu đến sinh hoạt tại các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh khác khi chuyển vùng.

9. Được giới thiệu kết nạp hội viên mới và có quyền xin ra Hội (hội viên khi ra khỏi Hội phải trả thẻ hội viên).

10. “Hội viên tán trợ” và “Hội viên danh dự” được hưởng mọi quyền lợi như hội viên chính thức, nhưng không tham gia ứng cử, đề cử vào ban lãnh đạo, ban kiểm tra và không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội.

Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên

1. Nghiêm chỉnh Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Chấp hành Điều lệ Hội, thực hiện mọi nghị quyết, chương trình nội quy, quy chế, công tác của Hội; tích cực tham gia các hoạt động, sinh hoạt của Hội, Chi Hội.

2. Phấn đấu đạt hiệu quả, chất lượng cao trong sáng tác và các hoạt động chuyên môn.

3. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng và chuyên môn khác.

4. Giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, xây dựng khối đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn, bảo vệ phẩm chất danh dự hội viên và uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được Chủ tịch Hội phân công bằng văn bản.

5. Thực hiện thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.

6. Đóng hội phí đầy đủ đúng kỳ theo quy định của Hội.

7. Tuyên truyền vận động và giới thiệu kết nạp hội viên.

Điều 11. Thủ tục thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội

$11.     Kết nạp hội viên:

Văn phòng Hội nhận đơn của cá nhân là công dân Việt Nam tự nguyện có đơn xin vào Hội, lập danh sách hội viên có đủ tiêu chuẩn tại khoản 3, Điều 8 Điều lệ này, được Thường trực xem xét, ra quyết định công nhận là hội viên của Hội.

2. Ra khỏi Hội:

a) Hội viên tự nguyện:

Cá nhân có đơn xin thôi sinh hoạt, Văn phòng Hội nhận đơn, lập danh sách báo cáo Thường trực Hội xem xét quyết định và xóa tên trong danh sách hội viên của Hội.

b) Hội viên vi phạm:

- Hội viên vi phạm pháp luật Nhà nước được các cơ quan chức năng kết luận do Thường trực Hội báo cáo Ban Chấp hành Hội quyết định và xóa tên trong danh sách hội viên của Hội.

- Hội viên gây mất đoàn kết nội bộ Hội, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của tổ chức Hội do Thường trực Hội báo cáo Ban Chấp hành Hội quyết định và xóa tên trong danh sách hội viên của Hội.

- Hội viên không đóng hội phí, không tham gia sinh hoạt Hội, ngừng hoạt động văn học, nghệ thuật không có lý do chính đáng từ 02 (hai) năm trở lên thì do Thường trực Hội báo cáo Ban Chấp hành Hội quyết định và xóa tên trong danh sách hội viên của Hội.

Chương IV

TỔ CHỨC CỦA HỘI

Điều 12. Cơ cấu tổ chức Hội

$11.     Đại hội.

$12.     Ban Chấp hành.

$13.     Ban Thường vụ.

$14.     Thường trực.

$15.     Chủ, Phó Chủ tịch.

$16.     Ban Kiểm tra.

$17.     Hội đồng nghệ thuật.

$18.     Văn phòng Hội.

$19.     Tạp chí văn nghệ Xứ lạng - Cơ quan ngôn luận của Hội.

$110.            Các Ban chuyên môn.

11. Tổ chức cơ sở Hội (chi hội, câu lạc bộ). Việc thành lập các tổ chức thuộc Hội do Ban Chấp hành Hội xem xét quyết định thành lập theo quy định của pháp luật, không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.

12. Chi hội văn học nghệ thuật Chuyên ngành Trung ương tại địa phương.

Điều 13. Đại hội

          1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 (năm) năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Hội yêu cầu hoặc quá 1/2 (một phần hai) tổng số Chi hội, đơn vị trực thuộc yêu cầu. Đại hội được tiến hành khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số đại biểu chính thức được triệu tập.

          2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có 2/3 (hai phần ba) số đại biểu chính thức được triệu tập.

          3. Nhiệm vụ của Đại hội

          a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết về tổ chức hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ đã qua và phương hướng hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ mới.

          b) Thảo luận và thông qua dự thảo Điều lệ Hội sửa đổi, bổ sung.

          c) Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Hội; Ban Kiểm tra Hội; các Ban chuyên môn; Hội đồng nghệ thuật và Báo cáo tài chính của Hội.

          d) Bầu Ban Chấp hành Hội nhiệm kỳ mới (Số lượng Ban Chấp hành do Đại hội quyết định).

          đ) Thông qua Nghị quyết Đại hội.

          4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội

          a) Ban Chấp hành khóa đương nhiệm giới thiệu về số lượng, cơ cấu đoàn Chủ tịch và thư ký Đại hội.

          (tại Đại hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay phải được trên 2/3 (hai phần ba) số đại biểu có mặt đồng ý).

          b) Thành lập tổ Bầu cử và Tổ kiểm phiếu, do Ban Chấp hành Hội khóa đương nhiệm giới thiệu và được Đại hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay phải được trên 2/3 (hai phần ba) số đại biểu có mặt đồng ý.

          c) Danh sách ứng cử, đề cử phải được giới thiệu từ các tổ chức cơ sở của Hội, việc phân bổ số lượng vào danh sách ứng cử, đề cử phải căn cứ vào nhu cầu công tác, số hội viên các chuyên ngành, vùng miền và các tổ chức cơ sở của Hội; Trên cơ sở số người ứng cử, đề cử và quy định số lượng Ban Chấp hành Hội khóa đương nhiệm tiến hành hiệp thương để lập danh sách có số lượng hợp lý để đưa vào danh sách bầu cử Ban Chấp hành Hội. Việc bầu Ban Chấp hành Hội theo hình thức bỏ phiếu kín.

          d) Những người trúng cử lấy từ cao xuống thấp theo danh sách ấn định số người trong Ban Chấp Hành Hội đã được Đại hội thông qua và phải được trên 50% (năm mươi phần trăm) số phiếu bầu hợp lệ.

Điều 14. Ban Chấp hành

         1. Ban Chấp hành Hội do Đại hội bầu trong số các hội viên. Số lượng cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội cùng với nhiệm kỳ Đại hội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành Hội:

        a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội.

          b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội.

          c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của Hội..

         d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội; ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

          đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch Hội, các Phó Chủ tịch Hội, ủy viên Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra Hội, Hội đồng nghệ thuật và bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá 1/5 (một phần năm) so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành Hội đã được Đại hội quyết định.

          e) Xây dựng và kiện toàn các tổ chức của Hội, thành lập các Ban chuyên môn, các Ban giúp việc của Ban Chấp hành Hội.

          f) Quyết định khen thưởng, kỷ luật của Hội và đề nghị lên cấp có thẩm quyền khen thưởng tập thể, hội viên về thành tích hoạt động văn học nghệ thuật, bảo vệ và phát huy di sản văn hoá của Việt Nam, của tỉnh; Chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu cho cuộc họp bất thường; các nội dung văn kiện của Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường; thành lập các tiểu ban phục vụ cho Đại hội nhiệm kỳ tiếp theo; Xét kết nạp hội viên.

          3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành Hội:

          a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

          b) Ban Chấp hành Hội mỗi năm họp hai lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ, cuộc họp hợp lệ khi có trên 50% (năm mươi phần trăm) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Hội tham dự.

          c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành Hội hợp lệ khi có 50% (năm mươi phần trăm) ủy viên Ban Chấp hành tham dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kin. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành Hội quyết định.

          d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành Hội được thông qua khi có 50% (năm mươi phần trăm) tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.

Điều 15. Ban Thường vụ Hội

1. Ban Thường vụ do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội; Ban Thường vụ Hội gồm: Chủ tịch, các phó Chủ tịch và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ Hội cùng với nhiệm kỳ Đại hội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ Hội:

a) Giúp Ban Chấp hành Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa nhiệm kỳ họp Ban Chấp hành Hội.

b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập Ban Chấp hành Hội

c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội.

          3. Nguyên tắc hoạt động của Ban thường vụ Hội:

          a) Ban thường vụ Hội hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

          b) Ban thường vụ Hội mỗi quý họp 01 lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc của trên 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban thường vụ.

          c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có 2/3 (hai phần ba) ủy viên Ban thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiểu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ Hội quyết định.

          d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ Hội được thông qua khi có trên ½ (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.

Điều 16. Thường trực Hội

1. Thường trực Hội, gồm:

a) Chủ tịch Hội.

b) Các Phó Chủ tịch Hội.

c) Thư ký Hội.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực:

a) Chuẩn bị nội dung các hội nghị của Ban Thường vụ Hội, giúp Ban Thường vụ Hội chuẩn bị nội dung cáchội nghị của Ban Chấp hành Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội.

b) Giúp Ban Thường vụ tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động hàng năm của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội.

c) Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của hội viên và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước.

d) Hướng dẫn các hội viên thực hiện Điều lệ Hội.

đ) Quản lý Văn phòng Hội.

e) Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội.

Điều 17. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội

1. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do ban Chấp hành Hội quy định.

          2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội:

          a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường trực, Ban Thường vụ Hội.

          b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của Hội trước Ban Chấp hành, Ban Thường trực, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ hội; nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường trực, Ban Thường vụ.

          c) Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành Hội; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường trực, Ban Thường vụ Hội.

          d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường trực, Ban Thường vụ Hội ký các văn bản của Hội.

          đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch.

          3. Các Phó Chủ tịch Hội.

          Phó Chủ tịch Hội là ủy viên Ban Thường trực, Ban Thường vụ do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu chuẩn các Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định. Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch chỉ đạo điều hành thực hiện các nghị quyết, kế hoạch, chương trình công tác quy định của Ban Chấp hành, Ban Thường trực, Ban Thường vụ Hội và giải quyết những công việc chung hàng này của Hội; thay mặt Chủ tịch chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường trực, Ban Thường vụ trong trường hợp Chủ tịch phân công hoặc đi văng.

          Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường trực, Ban Thường vụ Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

Điều 18. Ban Kiểm tra

1. Ban Kiểm tra do Ban Chấp hành bầu và quy định số lượng, Trưởng Ban Kiểm tra phải là thành viên Ban Chấp hành Hội; Ban Kiểm tra Hội gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và một ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.

          2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:

          a) Kiểm tra,giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội, hội viên;

b) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội; Kiểm tra tư cách hội viên và công tác tài chính của Hội.

c) Kiểm tra, giám sát việc thu, chi tài chính của Hội, giúp cơ quan quản lý sử dụng tài sản, tài chính đúng tôn chỉ, mục đích, đúng quy chế, công khai, minh bạch tiết kiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

          3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm tra Hội: Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội; Việc kiểm tra, thanh tra phải tuân thủ quy định của pháp luật. Kết thúc kiểm tra hoặc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, Ban Kiểm tra phải báo cáo bằng văn bản về Ban Thường vụ Hội và báo cáo tại cuộc họp Ban Chấp hành Hội, Ban Kiểm tra mỗi năm họp một lần. Khi cần thiết có thể họp bất thường.

          Điều 19. Hội đồng nghệ thuật

          1. Hội đồng nghệ thuật là những người có uy tín nghề nghiệp và chuyên môn cao, được hội viên tín nhiệm.

          Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng nghệ thuật do Ban Chấp hành bầu. Người ký quyết định là Chủ tịch Hội.

          2. Hội đồng nghệ thuật có nhiệm vụ, thẩm định giá trị các tác phẩm văn học nghệ thuật. Đề nghị Chủ tịch Hội, Ban thường vụ xét hỗ trợ đầu tư sáng tác tác phẩm, xét trao giải thưởng…

         3. Căn cứ yêu cầu của từng công việc Chủ tịch Hội quyết định giao nhiệm vụ cho Ban chuyên môn có nhiệm vụ sơ chọn, tổng hợp tác phẩm báo cáo kết quả để Hội đồng nghệ thuật quyết định.

     4. Hội đồng nghệ thuật hoạt động theo yêu cầu nhiệm vụ.

         Điều 20. Văn phòng Hội

Văn phòng Hội là cơ quan Thường trực của Hội. Văn phòng Hội có Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng và một số nhân viên giúp việc.

          Chánh Văn phòng có nhiệm vụ:

          1. Giúp Ban Chấp hành và Ban Thường vụ, Thường trực Hội thực hiện các công việc tổ chức, hành chính được phân công.

          2. Thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Hội.

          3. Ký các văn bản hành chính và các văn bản khác do Chủ tịch Hội phân công.

Điều 21. Cơ quan ngôn luận của Hội - Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng

         Cơ quan ngôn luận của Hội tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật báo chí. Việc bổ nhiệm Tổng biên tập do Ban Thường vụ giới thiệu, Ban Chấp hành Hội thông qua và phải thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm Tổng biên tập được quy định của Luật báo chí. Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ban Chấp hành Hội và Ban Thường vụ Hội về nội dung và hình thức của báo, Tạp chí.

         Điều 22. Các Ban chuyên môn

Các Ban chuyên môn do Thường trực Hội quyết định thành lập, ban chuyên môn có nhiệm vụ giúp Thường trực Hội thực hiện triển khai các hoạt động về chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên, các Ban chuyên môn 06 (sáu) tháng họp một lần.

Điều 23. Chi hội, Câu lạc bộ

          1. Chi hội gồm các hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Chi hội Trưởng, Chi hội Phó do Ban Thường vụ Hội quyết định. Chi hội Trưởng, Chi hội Phó chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của Chi hội. Hàng năm báo cáo đánh giá hoạt động của các Chi hội với Thường trực và Ban Chấp hành Hội thực hiện các nhiệm vụ khác do Điều lệ quy định và Ban Chấp hành ủy nhiệm.

         2. Câu lạc bộ là tổ chức gồm một số hội viên nòng cốt của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và những người yêu thích chuyên ngành tương ứng và có khả năng sáng tạo văn học nghệ thuật.

         3. Câu lạc bộ không thuộc Hội quản lý đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền, ngành văn hoá thông tin địa phương; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tiến hành thiết lập mối quan hệ hợp tác hoạt động.

         4. Nhiệm kỳ của Chi hội, Câu lạc bộ 5 năm.

          Điều 24. Chi hội văn học nghệ thuật Chuyên ngành Trung ương tại địa phương

         Các Chi hội văn học nghệ thuật Chuyên ngành Trung ương tại tỉnh chịu sự lãnh đạo của Cấp uỷ Đảng và sự quản lý Nhà nước của chính quyền tỉnh; có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh trong việc tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật tại tỉnh, giúp đỡ Hội trong việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho hội viên Hội Văn học Nghệ thuật. Nếu muốn trở thành thành viên của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phải tự nguyện và có đơn đề nghị, được sự chấp thuận của Hội Chuyên ngành Trung ương.

Chương V

CHIA TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ

Điều 25. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội

Việc chia tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, quy định của pháp luật về Hội, nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan

Chương VI

TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN

          Điều 26. Tài chính và tài sản

          1. Nguồn thu của Hôi:

          - Hội phí hằng năm hội viên.

          - Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

          - Kinh phí do các hoạt động nghề nghiệp của Hội và hội viên.

          - Tiền tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật..

          - Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao.

          - Các khoản thu hợp pháp khác.

          2. Các khoản chi của Hội:

          - Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hội.

          - Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, họp Ban Chấp hành, Ban Thường trực, Ban Thường vụ Hội, Đại hội và các hội nghị thường kỳ của Hội.

          - Chi mua sắm phương tiện làm việc.

          - Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại Hội theo quy định của Ban Chấp hành Hội phù hợp với quy định của pháp luật.

          - Nguồn hỗ trợ sáng tạo tác phẩm công trình Văn học nghệ thuật. Việc thu, chi thực hiện theo quy định của Nhà nước.

          - Chi khen thưởng, các khoản chi khác theo quy định của Ban Chấp hành Hội.

          3. Tài sản của Hội, bao gồm: Trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội; được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội; do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật; được Nhà nước hỗ trợ gắn với nhiệm vụ Nhà nước giao.            

         Điều 27. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội

$11.     Tài chính, tài sản của Hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội.

2. Tài chính, tài sản của Hội khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật.

          3. Ban Chấp hành Hội ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm, phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích của Hội.

Chương VII

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

         Điều 28. Khen thưởng

          1. Hàng năm trên cơ sở đề nghị khen thưởng của các đơn vị trong Hội, Ban Chấp hành Hội xét khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội hoặc được Hội đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.

          2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

         Điều 29. Kỷ luật

         1. Tổ chức, cá nhân trong Hội vi phạm Điều lệ Hội hoặc làm ảnh hưởng tới uy tín Hội, Ban Chấp hành Hội tiến hành xem xét mức độ vi phạm và đề ra hình thức kỷ luật tương xứng; nếu vi phạm nghiêm trọng, Ban Chấp hành Hội đề nghị cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp.

         2. Uỷ viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Ban Thường vụ Hội vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp từ cảnh cáo trở lên sẽ bị bãi miễn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội.

          3. Việc thi hành kỷ luật hội viên ở mức khiển trách, cảnh cáo do Ban lãnh đạo Chi hội đề nghị, Ban Thường vụ xem xét, kết luận. Trường hợp bị khai trừ ra khỏi Hội do Ban Chấp hành Hội quyết định.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

         Điều 30. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội

       Chỉ có Đại hội Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được trên 50% (năm mươi phần trăm) tổng số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.

         Điều 31. Hiệu lực thi hành

          1. Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn gồm 08 Chương, 31 Điều đã được Đại hội Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh thông qua ngày     tháng   năm 2023 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.

          2. Căn cứ quy định pháp luật về Hội và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.

Đại hội VIII, tổ chức vào ngày 17 & 18/01/ 2019 có 150 hội viên tham dự. Đại hội bầu Ban Chấp hành 15 người, Chủ tịch Hội ông La Ngọc Nhung; Phó Chủ tịch bà Vi Thị Thu Đạm; Ủy viên Ban Thường vụ: Mã Thị Hoàn, Phan Văn Hòa, Đàm Tiến Sơn.

Tháng 10/2022 ông La Ngọc Nhung, Chủ tịch Hội nghỉ hưu, bà Vi Thị Thu Đạm, Phó Chủ tịch Hội được giao quyền Phụ trách Hội đến 31/7/2023. Từ 01/8/2023 ông Nguyễn Phúc Hà được điều động về nhận công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Tại Hội nghị Ban Chấp hành ngày 03/8/2023 ông Nguyễn Phúc Hà được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn và bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội khóa VIII, nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Thứ bảy, 09 Tháng 9 2023 04:25

Danh sách hội viên nhiệm kỳ 2018 - 2023

DANH SÁCH

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH LẠNG SƠN

Khóa VIII, nhiệm kỳ 2018 - 2023

(tính đến tháng 9 năm 2023)

1. Chi hội Văn xuôi

- Tổng số hội viên: 42

 

STT

Họ và Tên

Năm sinh

Năm kết nạp

Dân

tộc

Ghi chú

1

Vi Thị Kim Bình

1941

1968

Tày

 

2

Nguyễn Duy Chiến

1965

1990

Kinh

 

3

Vy Thúy Yến

1973

1996

Tày

 

4

Dương Thời Im

1957

1997

Tày

 

5

Hà Thắng

1958

1997

Kinh

 

6

Nguyễn Hương Giang

1982

1998

Kinh

 

7

Đặng Hải Sinh

1976

1998

Tày

 

8

Nguyễn Thị Ngọc Bốn

1972

1999

Kinh

 

9

Vi Thị Thu Đạm

1976

2000

Tày

UV Ban Thường vụ Hội

10

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

1981

2000

Tày

UV Ban Chấp hành Hội; Chi hội phó

11

Nguyễn Thị Hoa

1973

2000

Kinh

 

12

Tống Đức Sơn

1969

2002

Kinh

UV Ban Chấp hành Hội; Chi hội trưởng

13

Lê Tiến Thức

1960

2002

Tày

 

14

Trịnh Ngọc Chính

1967

2004

Kinh

 

15

Trương Đức Thọ

1941

2006

Kinh

 

16

Nông Ngọc Bắc

1976

2006

Tày

 

17

Bùi Thị Thu

1984

2007

Tày

 

18

Bế Mạnh Đức

1976

2007

Tày

 

19

Vũ Thanh Huyền

1979

2007

Tày

 

20

Hoàng Thanh Huyền

1983

2007

Tày

 

21

Hứa Thị Loan

1984

2008

Nùng

 

22

Lê Quang Bình

1954

2009

Kinh

 

23

Hoàng Thị Thu Hương

1986

2009

Tày

 

24

Nguyễn Thị Phượng

1979

2009

Kinh

UV Ban Chấp hành Hội

25

Nguyễn Gia Đa

1942

2010

Kinh

 

26

Phạm Văn Chiến

1944

2010

Kinh

 

27

Nguyễn Văn Luân

1990

2011

Kinh

UV Ban Chấp hành Chi hội

28

Nguyễn Ngọc Giao

1942

2012

Kinh

 

29

Vi Hùng Tráng

1965

2012

Nùng

 

30

Nguyễn Khắc Ân

1966

2012

Kinh

 

31

Lê Thúy Hạnh

1975

2013

Kinh

 

32

Hải Huyền Mai

1989

2013

Nùng

 

33

Sầm Văn Thạch

1972

2013

Tày

 

34

Trần Thiện Khiêm

1976

2015

Tày

 

35

Chu Diệu Quyên

1975

2015

Kinh

 

36

Chu Thanh Hương

1986

2015

Tày

 

37

Vy Thị Ngọc Hằng

1991

2016

Tày

 

38

Phùng Diệu Linh

1991

2016

Nùng

 

39

Trần Vân Anh

1982

2017

Kinh

 

40

Nguyễn Đức Nguyên

1962

2017

Kinh

 

41

Nông Thị Liên

1980

2019

Tày

 

42

Ninh Thị Thuyết

1984

2019

Nùng

 

 

2. Chi hội Thơ

- Tổng số hội viên: 66

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Kết nạp năm

Dân tộc

Ghi chú

1

Nguyễn Thuận An

1930

1968

Kinh

 

2

Vi Hồng Nhân

1945

1968

Tày

 

3

Mạc Kính Phong

1943

1974

Kinh

 

4

Vũ Kiều Oanh

1967

1988

Kinh

UV Ban Chấp hành Hội, Chi hội trưởng

5

Nguyễn Duy Sinh

1949

1990

Kinh

 

6

Đinh Thanh Huyền

1970

1992

Kinh

 

7

Trần Nam Hùng

1942

1994

Kinh

 

8

Trần Lệ Hằng

1956

1995

Kinh

 

9

Hoàng Choóng

1947

1995

Tày

 

10

Đặng Thị Phin

1958

1995

Kinh

 

11

Trịnh Minh Mẫn

1951

1997

Tày

 

12

Vi Thanh Giảng

1939

1997

Tày

 

13

Trần Trác

1945

1997

Kinh

 

14

Vũ Văn Thi

1957

1997

Kinh

 

15

Dương Công Tuất

1947

1997

Tày

 

16

Nguyễn Thị Bích Thuận

1954

1997

Kinh

UV Ban Chấp hành Chi hội

17

Hà Thu Hằng

1970

1998

Kinh

 

18

Lê Danh Đức

1945

1999

Kinh

 

19

Lã Trung Sơn

1944

1999

Nùng

 

20

Nguyễn Đình Thọ

1932

1999

Kinh

 

21

Linh Quang Tín

1947

1999

Tày

 

22

Bùi Minh Quý

1940

2000

Kinh

 

23

Ngô Xuân Thiệu

1938

2000

Kinh

 

24

Phạm Lễ Hùng

1950

2001

Kinh

 

25

Nguyễn Kim Dung

1948

2001

Tày

 

26

Mã Văn Tính

1947

2002

Nùng

 

27

Hoàng Tích Chỉ

1960

2002

Tày

 

28

Nguyễn Quốc Hoan

1946

2004

Kinh

 

29

Nguyễn Văn Định

1946

2004

Kinh

 

30

Vy Thị Liên

1940

2004

Tày

 

31

Tạ Quang Minh

1938

2004

Kinh

 

32

Nguyễn Đức Văn

1949

2004

Kinh

 

33

Hoàng Kim Dung

1956

2004

Tày

 

34

Hoàng Quang Độ

1959

2006

Tày

 

35

Ngô Bá Hòa

1987

2006

Kinh

UV Ban Chấp hành Chi hội

36

Lương Hồng Quân

1944

2006

Tày

 

37

Ấu Thị Nga Sơn

1959

2006

Tày

 

38

Hoàng Minh Lũy

1968

2007

Kinh

 

39

Trần Đình Nhân

1943

2007

Kinh

 

40

Nguyễn Đức Nhuần

1938

2009

Kinh

 

41

Phạm Phương Thi

1937

2009

Kinh

 

42

Lê Thuyết Lâm

1947

2010

Kinh

 

43

Tạ Thị Mỹ Chung

1947

2010

Kinh

 

44

Hoàng Mai Thanh

1950

2010

Tày

 

45

Nguyễn Duy Đường

1949

2011

Kinh

 

46

Nguyễn Văn Đông

1945

2011

Kinh

 

47

Lý Bổn

1950

2011

Nùng

 

48

Lê Thị Thuận

1982

2011

Kinh

Chi hội phó

49

Phạm Anh Vũ

1978

2012

Kinh

 

50

Hà Đông Dương

1955

2012

Tày

 

51

Hà Thanh

1952

2012

Tày

 

52

Nguyễn Thị Lợi

1949

2013

Kinh

 

53

Chu Tố Uyên

1983

2013

Tày

 

54

Đoàn Thị Diễn

1965

2014

Kinh

 

55

Nguyễn Anh Dũng

1954

2014

Kinh

Chi hội phó

56

Kiều Xuân Hoa

1971

2015

Kinh

 

57

Nguyễn Viết Sơn

1952

2015

Kinh

 

58

Nguyễn Văn Ngọc

1983

2015

Kinh

 

59

La Thanh Ngà

1984

2016

Tày

 

60

Lý Thị Thảo

1991

2016

Nùng

 

61

Phạm Duy Tùng

1989

2017

Tày

 

62

Dương Công Lương

1983

2017

Tày

 

63

Vi Xuân Tường

1980

2020

Nùng

 

64

Phí Thị Giang

1976

2021

Kinh

 

65

Nguyễn Văn Bang

1958

2022

Kinh

 

66

Nguyễn Lệ Hằng

1967

2022

Kinh

 

3. Chi hội NC-LL-PB

- Tổng số hội viên: 28

STT

Họ và tên

Năm sinh

Năm kết nạp

Dân tộc

Ghi chú

1

Đinh Ích Toàn

1940

1968

Tày

 

2

Nguyễn Quang Huynh

1949

1985

Kinh

 

3

Nguyễn Đức Tâm

1958

1989

Kinh

 

4

Phan Ngô Cường

1947

1992

Tày

 

5

Bế Kim Linh

1955

1993

Tày

 

6

Hoàng Văn Páo

1957

1995

Tày

Chi hội Trưởng

7

Nguyễn Duy Bắc

1965

1996

Kinh

 

8

Vương Đắc Huy

1972

1997

Kinh

 

9

Nguyễn Đặng Ân

1970

1997

Kinh

 

10

Lộc Bích Kiệm

1962

1997

Tày

 

11

Hoàng Hựu

1943

1999

Tày

 

12

Lý Dương Liễu

1951

2001

Dao

 

13

Hoàng Kim Vân

1970

2006

Tày

 

14

Nguyễn Văn Cường

1977

2007

Kinh

 

15

Đặng Thế Anh

1987

2009

Kinh

UV Ban Chấp hành Hội

16

Lê Thanh Hùng

1976

2010

Kinh

 

17

Hoàng Diệp Hằng

1988

2011

Nùng

Ủy viên Ban Chấp hành Chi hội

18

Nguyễn Mạnh Dũng

1978

2011

Kinh

 

19

Vi Thị Quỳnh Ngọc

1978

2012

Tày

Chi hội phó

20

Chu Quế Ngân

1969

2012

Kinh

 

21

Lâm Mai Anh

1973

2013

Nùng

 

22

Nguyễn Đức Luận

1973

2015

Kinh

 

23

Hoàng Thị Thanh Huyền

1990

2017

Nùng

 

24

Lý Viết Trường

1994

2019

Nùng

 

25

Đỗ Trí Tú

1984

2019

Kinh

 

26

Hoàng Minh Hiếu

1996

2021

Tày

 

27

Nguyễn Thị Vân Anh

1982

2022

Tày

 

28

Hà Thị Lư

1983

2022

Tày

 

4. Chi hội Nhiếp ảnh

- Tổng số hội viên: 50

STT

Họ và tên

Năm sinh

Năm kết nạp

Dân tộc

Ghi chú

1

Lê Tuấn

1933

1980

Kinh

 

2

Hà Tân An

1937

1985

Tày

 

3

Trần Bích Hợp

1953

1985

Kinh

 

4

Nguyễn Thanh Bình

1955

1988

Kinh

Chi hội trưởng

5

Hoàng Thanh Luyện

1949

1989

Tày

 

6

Long Ngọc Nam

1950

1989

Nùng

 

7

Hà Thanh Đàn

1952

1991

Tày

 

8

Mã Thế Anh

1966

1995

Nùng

 

9

Đàm Sơn

1957

1995

Nùng

UV Ban Thường vụ Hội

10

Trần Xuân Tiến

1957

1995

Kinh

 

11

Trần Bẩy

1957

1999

Nùng

 

12

Đinh Hồng Cương

1964

1999

Tày

 

13

Nguyễn Đình Chí

1934

2000

Kinh

 

14

Nguyễn Xuân Tiến

1961

2001

Kinh

 

15

Lý Văn Sáng

1961

2001

Tày

 

16

Nguyễn Vàng Lộc

1951

2002

Kinh

 

17

Chu Việt Hùng

1969

2004

Tày

 

18

Trịnh Trọng Anh

1975

2004

Nùng

UV Ban Chấp hành Hội

19

Đinh Văn Tưởng

1966

2004

Kinh

 

20

Phan Văn Cầu

1965

2007

Tày

 

21

La Ngọc Nhung

1965

2007

Tày

 

22

Lưu Minh Dân

1982

2008

Nùng

 

23

Hoàng Văn Dương

1981

2008

Tày

 

24

Nguyễn Văn Dương

1966

2009

Kinh

UV Ban Chấp hành Chi hội

25

Liễu Huy

1979

2009

Tày

 

26

Mã Thị Hoàn

1969

2009

Tày

UV Ban Thường vụ Hội , Chi hội phó

27

Hoàng Việt Thịnh

1978

2009

Kinh

 

28

Trịnh Quốc Toản

1971

2010

Kinh

 

29

Linh Chí Thiệu

1974

2010

Nùng

 

30

Trần Quốc Cường

1981

2011

Nùng

 

31

Dương Doãn Tuấn

1986

2012

Tày

UV Ban Chấp hành Chi hội

32

Lương Xuân Tam

1958

2012

Tày

 

33

Lưu Trí Dũng

1978

2013

Kinh

 

34

Dương Trường Sơn

1985

2013

Tày

 

35

Nguyễn Thị Tố Oanh

1969

2014

Kinh

 

36

Hoàng Lê Cường

1981

2016

Nùng

 

37

Vy Quốc Hiệu

1980

2016

Tày

 

38

Chu Thị Tuyển

1982

2016

Tày

UV Ban Chấp hành Chi hội

39

Bùi Vinh Thuận

1989

2016

Tày

 

40

Đặng Như Ngọc

1990

2017

Kinh

 

41

Đinh Trung Kiên

1979

2017

Kinh

 

42

Dương Công Bao

1981

2017

Tày

 

43

Đỗ Văn Dương

1978

2019

Kinh

 

44

Nguyễn Sơn Tùng

1974

2019

Kinh

 

45

Trịnh Tố Oanh

1965

2019

Kinh

 

46

Đặng Ngọc Lâm

1983

2019

Kinh

 

47

Ma Trung Kiên

1981

2020

Tày

 

48

Trần Quang Hòa

1971

2020

Kinh

 

49

Chu Văn Minh

1994

2021

Nùng

 

50

Đặng Thị Ký

1973

2021

Tày

 

5. Chi hội Mỹ thuật

- Tổng số hội viên: 27

STT

Họ và tên

Năm

sinh

Kết nạp năm

Dân

tộc

Ghi chú

1

Trần An Cư

1949

1976

Kinh

 

2

Lã Thanh Hữu

1938

1985

Tày

 

3

Vy Hương Ly

1962

1993

Tày

 

4

Hà Thị Vân

1950

1993

Tày

 

5

Nguyễn Dụ

1948

1996

Kinh

 

6

Chu Thị Thiều

1971

1998

Nùng

 

7

Nguyễn Lan Huyền

1976

2000

Kinh

UV Ban Chấp hành Hội; Chi hội phó

8

Đoàn Bích Thùy

1971

2000

Tày

 

9

Hoàng Dũng

1962

2001

Tày

 

10

Nguyễn Trọng Nguyên

1972

2002

Kinh

 

11

Hà Tám

1946

2002

Kinh

 

12

Phạm Xuân Thành

1943

2002

Kinh

 

13

Lộc Văn Hoàn

1980

2003

Tày

 

14

Âu Việt Sơn

1971

2003

Tày

 

15

Hoàng Văn Yên

1980

2004

Tày

 

16

Dương Công Toản

1974

2004

Tày

 

17

Cao Thanh Sơn

1969

2006

Kinh

UV Ban Chấp hành Hội; Chi hội trưởng

18

Lương Mai Anh

1983

2007

Tày

 

19

Mai Xuân Thắng

1970

2007

Kinh

 

20

Lê Thái Trung

1983

2007

Kinh

 

21

Lương Tuấn Vinh

1975

2007

Tày

 

22

Phạm Anh Việt

1979

2008

Kinh

 

23

Chu Thị Trình

1962

1998

Nùng

 

24

Hoàng Văn Điểm

1985

2012

Tày

UV Ban Chấp hành Chi hội

25

Dương Thời Tuyên

1982

2014

Tày

 

26

Ngô Duy Hiển

1984

2014

Tày

 

27

Lộc Văn Mạnh

1989

2022

Tày

 

6. Chi hội Âm nhạc - Sân khấu

- Tổng số hội viên: 31

STT

Họ và tên

Năm sinh

Năm kết nạp

Dân tộc

Ghi chú

1

Nguyễn Ngọc Lương

1942

1968

Kinh

 

2

Vi Tơ

1940

1968

Tày

 

3

Nguyễn Văn Thắng

1955

1968

Kinh

 

4

Hoàng Thái

1956

1984

Kinh

 

5

Triệu Thủy Tiên

1953

1985

Nùng

 

6

Hoàng Minh Thành

1960

1985

Nùng

 

7

Nguyễn Huyền Thúy

1973

2010

Kinh

 

8

Đỗ Văn Tân

1953

1990

Kinh

 

9

Hoàng Huy Ấm

1946

1991

Tày

 

10

Hoàng Thu Hương

1962

1991

Nùng

 

11

Phan Văn Hòa

1962

1991

Kinh

UV Ban Thường vụ Hội

12

Chu Thượng Hải

1942

1991

Tày

 

13

Hoàng Hồng Minh

1953

1991

Nùng

 

14

Phùng Văn Muộn

1963

1997

Tày

UV Ban Chấp hành Hội

15

Trịnh Tiến

1948

1999

Kinh

 

16

Phạm Văn Giang

1944

2000

Kinh

 

17

Nguyễn Phúc Hà

1969

2000

Tày

UV Ban Thường vụ Hội

18

Chu Mai Vinh

1972

2000

Tày

 

19

Nguyễn Văn Tân

1976

2002

Kinh

UV Ban Chấp hành Hội; Chi hội trưởng

20

Hoàng Việt Bình

1988

2013

Tày

 

21

Vy Nước

1948

2006

Tày

 

22

Đinh Quang Trung

1960

2007

Tày

 

23

Trần Ngọc Quý

1978

2010

Kinh

 

24

Bùi Minh Tấn

1959

2013

Kinh

Chi hội phó

25

Hoàng Thị Ngọc Anh

1977

2014

Tày

 

26

Nguyễn Thị Tố Hảo

1978

2014

Tày

 

27

Lý Quang Hiệu

1974

2014

Sán Chỉ

 

28

Đinh Thị Quý

1964

2014

Kinh

 

29

Nguyễn Quang Huy

1983

2019

Kinh

UV Ban Chấp hành Chi hội

30

Trương Xuân Tự

1982

2020

Tày

 

31

Âu Đức Thịnh

1996

2021

Tày

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẠNG SƠN

KHÓA VIII, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

I. Ban Thường vụ

1. Nguyễn Phúc Hà

2. Vi Thị Thu Đạm

3. Phan Văn Hòa

4. Mã Thị Hoàn

5. Đàm Tiến Sơn

II. Ban Chấp hành

1. Trịnh Trọng Anh

          2. Đặng Thế Anh

3. Vi Thị Thu Đạm

4. Nguyễn Phúc Hà

5. Phan Văn Hòa

6. Mã Thị Hoàn

7. Nguyễn Thị Lan Huyền

8. Nguyễn Thị Quỳnh Nga

9. Phùng Văn Muộn

10. Vũ Kiều Oanh

11. Nguyễn Thị Phượng

12. Đàm Tiến Sơn

13. Cao Thanh Sơn

14. Tống Đức Sơn

15. Nguyễn Văn Tân

III. Thường trực Hội

1.     Chủ tịch: Nguyễn Phúc Hà

2.     Phó Chủ tịch, Kiêm Tổng Biên tập Tạp chí VNXL: Vi Thị Thu Đạm

3. Chánh Văn phòng: Mã Thị Hoàn

IV. Các phòng ban

1.     Văn phòng: Điện thoại: 02053812231

- Chánh Văn phòng: Mã Thị Hoàn

- Phó Chánh Văn phòng: Đặng Thị Ký

2.     Ban Biên tập Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng: Điện thoại: 02053812338

- Trưởng Ban: Trịnh Trọng Anh

- Phó Trưởng Ban, Thư ký tòa soạn: Hoàng Thị Thu Hương

Page 1 of 4