Hội đồng Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn vừa được kiện toàn tại Quyết định số 1081/QĐ-UBND, ngày 14/7/2014 của UBND tỉnh (thay thế Quyết định 1437/QĐ-UBND ngày 03/8/2009).

anh tin2Đồng chí Tô Hùng Khoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng

Đồng chí Tô Hùng Khoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng; 02 Phó Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Hoàng Văn Páo, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và đồng chí Lộc Bích Kiệm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Các Uỷ viên của Hội đồng Nghệ thuật là lãnh đạo các sở, ngành: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông; Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Đoàn Nghệ thuật Ca múa kịch tỉnh; Công ty CP tư vấn xây dựng Lạng Sơn. Bộ phận Thường trực được đặt ở Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.
Ban thư ký giúp việc Hội đồng Nghệ thuật tỉnh bao gồm 05 thành viên, do đồng chí Vi Thị Thu Đạm, Trưởng Ban công tác hội viên và Sáng tác Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn làm Trưởng ban.
Hội đồng Nghệ thuật tỉnh có nhiệm vụ xem xét, thẩm định các tác phẩm công trình nghệ thuật có giá trị để đề nghị cấp có thẩm quyền xét thưởng./.


Nguồn: VPUBND

UBND tỉnh đã thành lập Ban tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 14 năm 2014 tại tỉnh Lạng Sơn (Tại Quyết định số 1072/QĐ-UBND ngày 11/7/2014).

anh tin

Ảnh minh họa

Đồng chí Tô Hùng Khoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng Ban tổ chức; 3 Phó Trưởng Ban gồm: Chủ tịch Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.
09 Ủy viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị: Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Phòng An ninh Chính trị nội bộ - Công an tỉnh, Đoàn Nghệ thuật Ca múa kịch tỉnh, Báo Lạng Sơn.
Ban tổ chức có nhiệm vụ xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 14 năm 2014 tại tỉnh Lạng Sơn./.


Nguồn: VPUBND tỉnh

anh 1

Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Trong quý II năm 2014, các cơ quan báo chí địa phương đã bám sát định hướng tuyên truyền của tỉnh, các sự kiện chính trị, kinh tế xã hội của địa phương để tập trung tuyên truyền kịp thời, đậm nét, hiệu quả; xứng đáng là cầu nối giữa người dân với Đảng và chính quyền, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ và nhân dân, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quý và 6 tháng đầu năm. Các cơ quan báo chí như Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật đã tập trung vào các sự kiện lớn của địa phương theo định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo và Sở Thông tin Truyền thông. Nhiều bài viết về công tác xây dựng Đảng, cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", phong trào thi đua "Xây dựng nông thôn mới", tuyên truyền về biển đảo, phản ánh gương người tốt việc tốt trên các lĩnh vực đã mang lại hiệu ứng xã hội cao. Công tác phát hành báo chí được thực hiện đều, nhanh để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.
Sau các báo cáo và kiến nghị của đại diện các cơ quan báo chí, kết luận hội nghị, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biểu dương và ghi nhận những đóng góp của các cơ quan báo chí địa phương và thường trú các báo trung ương trên địa bàn trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Về nhiệm vụ trong tháng 7 và quý III/2014, các cơ quan báo chí cần căn cứ vào định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo và Sở Thông tin-Truyền thông để định hướng cho cán bộ phóng viên theo từng tuần, từng tháng; quan tâm đến các chủ đề như xây dựng Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phòng chống lãng phí, tham nhũng; bám sát nhiệm vụ chính trị của từng ngành để tuyên truyền. Không để sót lọt tin quan trọng; tăng cường kiểm tra, kiểm duyệt, tránh các sai sót xảy ra.
Về công tác phát hành báo chí cần kịp thời hơn. Đối với các chi đảng bộ, chính quyền không đặt mua và đọc báo Đảng, Ban Tuyên giáo sẽ kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời. Sở Thông tin- Truyền thông cần đẩy nhanh tiến độ dự thảo quy định chế độ nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm báo chí và xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định.

Theo baolangson.vn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 62/2014/NĐ – CP ngày 25/6/2014 quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Nghị định này áp dụng cho công dân Việt Nam đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Tri thức dân gian và các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú".
Tiêu chuẩn xét tặng
Nghị định quy định, danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" được xét tặng cho cá nhân đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
3. Có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật;
4. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên.
Còn tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", Nghị định quy định xét tặng cho cá nhân phải có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên và đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú"; đồng thời, phải có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi cả nước...
Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú khó khăn được xét hưởng trợ cấp
Theo Nghị định, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú sẽ được nhận Huy hiệu, Giấy chứng nhận của Chủ tịch nước và tiền thưởng kèm theo danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân" hoặc "Nghệ nhân ưu tú" theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp sinh hoạt hằng tháng theo quy định của Chính phủ./.


Nguồn:Chinhphu.vn