Ngày 20/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2015/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Theo đó, đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, với mức phụ cấp 20%, bao gồm: Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng; Diễn viên tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (Opera), vũ kịch (Ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể; Người biểu diễn nhạc cụ hơi.
Đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, với mức phụ cấp 15%, bao gồm: Người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; Diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, múa rối cạn, múa đương đại, múa dân gian dân tộc, múa hát cung đình, múa tạp kỹ; Người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; Kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng.
Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được trả cùng tiền lương hằng tháng. Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ bảo hiểm khác.
Cũng theo Quyết định, đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn là những người trực tiếp tham gia luyện tập, biểu diễn và phục vụ công tác biểu diễn, bao gồm: Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định này; Người chỉ đạo nghệ thuật buổi diễn chương trình nghệ thuật ca múa nhạc, chỉ đạo nghệ thuật vở diễn sân khấu; Trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng, phó các đoàn biểu diễn trực thuộc; Người làm việc theo chế độ hợp đồng hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Chế độ bồi dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế luyện tập, gồm các mức sau đây:
Mức 80.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch (opera), vũ kịch (ballet), xiếc, rối; Diễn viên hát chính (đơn ca), diễn viên múa chính (solist), nhạc công độc tấu (solist) với dàn nhạc; Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng, dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống;
Mức 60.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch, vũ kịch, xiếc, rối; Diễn viên hát chính thứ, diễn viên hát lĩnh xướng trong dàn hợp xướng; Diễn viên múa chính thứ, nhạc công chịu trách nhiệm lĩnh tấu trong dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc sân khấu truyền thông, diễn viên chịu trách nhiệm lĩnh xướng trong dàn hợp xướng; Kỹ thuật viên chính âm thanh, kỹ thuật viên chính ánh sáng.
Mức 50.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai phụ trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch, vũ kịch, xiếc, múa rối; Diễn viên múa; Hợp xướng viên; nhạc công dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; Kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng; Mức 35.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với nhân viên hậu đài, nhân viên hóa trang, nhân viên phục trang, nhân viên đạo cụ.
Chế độ bồi dưỡng biểu diễn tính theo số buổi biểu diễn và phục vụ biểu diễn thực tế, gồm các mức sau đây: Mức 200.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên chính, nhạc công chính, người chỉ đạo nghệ thuật chương trình nghệ thuật ca múa nhạc, người chỉ đạo nghệ thuật vở diễn sân khấu; Mức 160.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên chính thứ nhạc công chính thứ, kỹ thuật viên chính âm thanh, kỹ thuật viên chính ánh sáng.
Mức 120.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên phụ, nhạc công, kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng; Trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng, phó các đoàn biểu diễn trực thuộc; Mức 80.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với nhân viên hậu đài, nhân viên hóa trang, nhân viên phục trang, nhân viên đạo cụ và nhân viên phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng.
Trường hợp người tham gia biểu diễn nghệ thuật thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm thì chỉ hưởng mức bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn cao nhất.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/7/2015. Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày 09/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hóa - Thông tin hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.


Nguồn:langson.gov.vn

Tối 19/5/2015, tại Trung tâm Triển lãm Hội chợ, UBND thành phố Lạng Sơn, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Chương trình nghệ thuật quần chúng với chủ đề: "Tháng Năm nhớ Bác".

thang  5 nho bac

Tốp then CLB hát then, đàn tính Trung tâm Văn hoá
biểu diễn tiết mục Suối rừng quê ta nhớ Bác

Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Tô Hùng Khoa, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ, đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh, lãnh đạo thành phố Lạng Sơn; cùng trên 1.000 cán bộ, đoàn viên thanh niên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn...
Chương trình nghệ thuật được tổ chức với sự tham gia của gần 200 diễn viên chuyên và không chuyên của các đơn vị: Đoàn Nghệ thuật tỉnh, Trung tâm văn hoá tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công ty Xổ số kiến thiết và những hạt nhân văn nghệ của các câu lạc bộ (CLB) trên địa bàn thành phố. Với chủ đề "Tháng năm nhớ Bác", chương trình nghệ thuật quần chúng đã biểu diễn 16 tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc; trong đó có một số tiết mục được tuyển chọn từ Hội thi "Giai điệu tuổi hồng năm 2015" của Ngành Giáo dục và Đào tạo.
Đây là một hoạt động mang ý nghĩa chính trị văn hoá sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn, thành kính dâng lên Bác những lời ca, những bó hoa tươi thắm nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2015).


Nguồn: baolangson.vn

Ngày 19/5/2015, Ban Chỉ đạo Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2011-2015 (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2011-2015.
Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thanh Phó, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Văn Chung, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Nông Thanh Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Giải thưởng; các thành viên Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức, Ban Sơ khảo giải thưởng; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành; các cơ quan báo chí của tỉnh; các tác giả, nhóm tác giả đạt giải...

Tổng kết và trao giải thưởng sáng tác

 Đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại Hội nghị

Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2011-2015 đã được phát động sâu rộng trong toàn tỉnh. Các văn nghệ sĩ, nhà báo đã chủ động bám sát đời sống xã hội, những điển hình tiêu biểu của tập thể, cá nhân học tập và làm theo tấm gương của Bác, phát huy trí tuệ, tình cảm trách nhiệm sáng tạo những tác phẩm hay, có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần cổ vũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua học tập và làm theo tấm gương của Bác. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí ngoài việc thể hiện rõ chủ đề Bác Hồ, còn góp phần khắc họa sinh động và thuyết phục về những con người Việt Nam nói chung, con người Xứ Lạng nói riêng, không phân biệt tầng lớp, lứa tuổi.... Hoạt động quảng bá, giới thiệu và tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương của Bác được đẩy mạnh, các cơ quan báo chí của tỉnh xây dựng chuyên trang, chuyên mục giới thiệu tác phẩm; Đài truyền thanh – Truyền hình các huyện, thành phố đều đã dành thời lượng thích hợp để tuyên truyền về các tấm gương điển hình; Báo Lạng Sơn xây dựng và duy trì thường xuyên chuyên mục "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Bốn mươi sáu năm đã trôi qua, kể từ ngày Bác Hồ đi xa, song trong lòng ta, trong trái tim của mỗi người Việt Nam chúng ta, vẫn thấy không lúc nào vắng Bác, những người chưa một lần gặp Bác, vẫn thấy Bác Hồ kính yêu, gần gũi và thân thương. Và câu: "Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta", không phải chỉ là một khẩu hiệu, mà đó chính là tấm lòng, là tình cảm sâu nặng, thắm thiết của toàn dân ta đối với Bác Hồ kính yêu.

Bác Hồ - tấm gương đạo đức mãi mãi sáng ngời của Đảng và nhân dân ta

Năm 1949, Đoàn đại biểu Nam bộ từ miền Nam ra thăm miền Bắc đã tới quây quần bên vị Cha già dân tộc - Ảnh: TL